Soạn Văn lớp 10 Bộ Cánh diều | Văn bản 1: Thu hứng (Bài 2: Thơ Đường luật)

Ngày 21/10/2022 17:12:14, lượt xem: 1247

Bài 2: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Văn bản 1: Cảm xúc mùa thu  (Thu hứng)

 

 

Câu 1. Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Cảm xúc mùa thu.

Trả lời:

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Cảm xúc mùa thu: bài thơ được sáng tác vào năm 766 khi tác giả đang ở Quỳ Châu trong cảnh già, sức yếu, bệnh tật. Bài thơ là bài số một trong chùm thơ “Thu hứng” gồm 8 bài của tác giả.

Câu 2. Xác định đề tài, thể loại, bố cục của bài thơ.

Trả lời:

- Đề tài: mùa thu và tâm trạng con người

- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật

- Bố cục: 2 phần:

+ Phần 1: 4 câu thơ đầu: khung cảnh thiên nhiên mùa thu

+ Phần 2: 4 câu sau: nỗi niềm, tâm trạng của thi nhân

 

ĐỌC THÊM SOẠN VĂN LỚP 10 BỘ CÁNH DIỀU | VĂN BẢN 3: RA-MA BUỘC TỘI (BÀI 1: THẦN THOẠI VÀ SỬ THI)

 

Câu 3. Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà em được biết? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ phải quan sát từ những vị trí nào?

Trả lời:

- Thông thường, mùa thu được mọi người cảm nhận là mùa dễ chịu, mùa lãng mạn, đẹp gợi cho người ta cảm giác yên bình, thoải mái. Tuy nhiên, trong bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ, hai câu đề và hai câu thực đã gợi nên sắc thu tiêu điều, hiu hắt, rợn ngợp, mênh mông ảm đạm với những hình ảnh: “rừng phong hạt móc sa”, “khí thu lòa”, “sóng rợn lòng sông thẳm”,..

- Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ phải quan sát từ những vị trí khác nhau:

+ 2 câu đề: tác giả quan sát từ vị trí trên cao, phóng tầm mắt xuống cảnh vật bên dưới với tầm nhìn từ xa đến gần.

+ 2 câu thực: tác giả thay đổi điểm nhìn, đứng ở vị trí thượng nguồn sông Trường Giang.

Câu 4. Nỗi lòng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối? Hình ảnh nào là ấn tượng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Trong 4 câu thơ cuối, nỗi lòng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh: 

+ khóm cúc nở hai lần: hình ảnh chỉ thời gian tương ứng với hai năm xa nhà của Đỗ Phủ. Mỗi lần nhìn về khóm cúc là một lần buồn lòng, đổ lệ vì nhớ quê hương.

+ con thuyền lẻ loi: hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người.

+ con người “rộn ràng may áo rét” và “tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập”: khơi gợi nỗi nhớ quê hương, nhớ nhà.

- Hình ảnh mà bản thân em ấn tượng nhất là “con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ” bởi con thuyền lênh đênh, trôi nổi đã gợi ra sự lưu lạc của một kiếp người xa quê. Hơn nữa, cụm từ “lẻ loi” càng gợi ra sự cô độc của chủ thể trước khung cảnh thiên nhiên và thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết.

Câu 5. Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ đã gửi gắm trong bài thơ tâm sự gì?

Trả lời:

- Theo em, viết về mùa thu nhưng Đỗ Phủ muốn gửi gắm sự lo lắng của bản thân trước thời cuộc đất nước trong thời loạn lạc, đồng thời bày tỏ nỗi niềm nhớ quê hương, nhớ nhà da diết của người con xa quê.

Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 -10 dòng) để làm rõ tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện trong bài thơ Cảm xúc mùa thu.

Trả lời:

Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ không chỉ miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa thu mà qua đó còn thể hiện những tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Đó là tình yêu quê hương da diết của người con xa quê đã lâu. Khóm cúc nở hoa, con thuyền lẻ loi,... đều là những hình ảnh gợi nhắc đến nỗi niềm nhớ quê hương của tác giả. Khi thấy cảnh nhà nhà người người rộn ràng may áo rét và giặt áo, nỗi nhớ quê càng trở nên khắc khoải và đau sót hơn. Nỗi niềm nhớ quê hương đó không chỉ là của riêng nhà thơ mà là của hàng vạn người cũng đang tha hương, lưu lạc.

 

ĐỒNG HÀNH CÙNG CHỊ TRONG KHÓA HỌC VĂN VIP LỚP 10 ĐỂ KHÔNG LO LẮNG TRƯỚC CHƯƠNG TRÌNH MỜI NHÉ!

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Tin liên quan